Hơn nữa, công tác cấp sổ đỏ còn liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nên các ngành các cấp cũng đều phải xây dựng cơ sở dữ liệu và phải có hệ thống phần mềm chung. Ví như giữa ngành thuế, kho bạc và tài nguyên môi trường phải có liên thông qua hệ thống điện tử thì mới thực hiện được.
Ngoài ra, ông Nghĩa cho rằng, cần tuyên truyền hướng dẫn tỉ mỉ thì người dân mới thực hiện được vì không phải người dân nào cũng biết sử dụng mạng internet.
“Chưa có thời gian cụ thể khi nào sẽ thực hiện nhưng Sở cũng sẽ cố gắng để thực hiện trong thời gian sớm nhất. Nếu thực hiện tốt việc cấp sổ đỏ qua mạng internet sẽ rất hiệu quả, mặc dù cơ quan chuyên môn sẽ vất vả hơn nhưng sẽ giúp cho người dân và các tổ chức cần cấp sổ đỏ giảm được nhiều chi phí, thời gian”, ông Nghĩa khẳng định.
Cũng theo Phó giám đốc Sở, thực hiện chỉ đạo của TP thời gian qua tổ công tác liên ngành đã trực tiếp làm việc tại 27 quận huyện thị xã để tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong việc cấp sổ đỏ. Tính đến ngày 20/6/2016, Hà Nội đã cấp được gần 1.500.000 thửa đất, căn hộ. Trong đó theo thống kê bước đầu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong khu dân cư đạt 89,9%, đạt tỷ lệ 100% các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện và đã kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng theo ông Nghĩa kết quả thực hiện đến nay vẫn còn thấp. Các vướng mắc tồn tại hiện nay gồm 7 nhóm vấn đề như sử dụng đất tại các khu dân cư, trường hợp mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở, với tổ chức sử dụng đất và đối với cơ sở tôn giáo tín ngưỡng...
Trong đó, tại các dự án phát triển nhà ở hiện có nhiều căn hộ có liên quan đến sai phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng quản lý đất đai của chủ đầu tư như: việc xây dựng không đúng quy hoạch chi tiết hoặc không đúng thiết kế hoặc giấy phép được cấp (xây tăng diện tích (tăng mật độ) xây dựng, tăng số tầng, tăng số căn hộ) chuyển công năng tầng kỹ thuật thành văn phòng hoặc nhà ở, chuyển tầng dịch vụ, thương mại thành nhà ở)…
Cấp sổ đỏ là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 và 2017 của Hà Nội và thành phố phấn đấu đến hết tháng 6/2017 cơ bản hoàn thành công tác cấp sổ đỏ.
" alt=""/>Hà Nội sẽ tiếp nhận thông tin qua Facebook để cấp sổ đỏTrong một thông báo mới đăng tải trên blog, công ty phát triển phần mềm diệt virus Symantec cho biết, nhóm hacker có biệt danh "Dự án Sauron" hoặc "Strider" đã tạo ra các chương trình phần mềm gián điệp (spyware) nguy hiểm nhằm tấn công "những tổ chức và cá nhân có quan hệ với các tổ chức tình báo của một quốc gia".
Spyware mà nhóm Strider sử dụng được gọi là Remsec, có thể đăng tải tệp tin từ đĩa hoặc một kết nối mạng và chạy chúng ở máy tính của nạn nhân. Phần mềm độc hại này cũng có thể ghi lại mọi thao tác thực hiện trên bàn phím và tạo ra trojan "cửa hậu" trong mã HTTP cũng như hệ điều hành Windows.
"Dựa vào các khả năng do thám của malware cũng như bản chất của các mục tiêu bị tấn công, có khả năng nhóm hacker nói trên trực thuộc một quốc gia - chính phủ nào đó", Symantec viết. Các mục tiêu của Strider được xác định gồm nhiều tổ chức và cá nhân ở Nga, một hãng hàng không ở Trung Quốc và một đại sứ quán ở Bỉ.
Kaspersky, công ty đối thủ của Symantec, tuyên bố lần đầu tiên phát hiện ra bằng chứng về nhóm hacker Strider hồi tháng 9/2015. Họ đã đặt biệt danh cho nhóm là "Dự án Sauron", ám chỉ tới một nhân vật lập dị trong bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn". Theo Kaspersky, nhóm hacker này đã xâm nhập vào các trung tâm nghiên cứu khoa học, cơ sở quân sự và hệ thống viễn thông.
Mặc dù các phần mềm diệt virus đã giúp bảo vệ phần nào đó trước sự tấn công của Dự án Sauron, nhưng đáng tiếc là nhóm hacker này đã vận dụng những thủ đoạn vô cùng tinh vi để tránh bị nạn nhân phát hiện.
"Các chiến thuật của Dự án Sauron được đặc biệt thiết kế để tránh tạo ra dấu vết. Các công cụ cài cắm và mã độc được tùy chỉnh theo từng mục tiêu cụ thể và không bao giờ được sử dụng lại, nên phương pháp bảo mật tiêu chuẩn chẳng có mấy tác dụng", Kaspersky giải thích.
Tuấn Anh(Theo PC World, Reuters)
" alt=""/>Nhóm hacker bí ẩn âm thầm tấn công TQ, Nga và châu Âu